Tổng hợp chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Đây là trận tranh chức vô địch. Đội bạn đang thắng thế với tỷ số bám đuổi. Và điều này chỉ càng làm tăng sự phấn khích, cuồng nhiệt trong bạn. Bạn vừa có một pha cướp bóng ngoạn mục, bạn lao về phía bảng rổ như một cơn lốc. Bạn nhảy ném dứt điểm. “Swash~”. Bạn đứng đó, ngạo nghễ nhìn bóng chui tọt vào lưới và thưởng thức những lời cổ vũ từ phía các cổ động viên cuồng nhiệt. Bạn thực sự trở thành ngôi sao của trận đấu này.

Xem thêm >> học bóng rổ ở đâu

Bóng rổ luôn đem lại những niềm vui bất tận, nhưng cái gì cũng có hai mặt – nếu bạn không cẩn thận, bạn sẽ chẳng thể lường hết được những nỗi đau dai dẳng do chấn thương vì chơi bóng rổ đâu.

Bạn có biết, mỗi năm có trung bình khoảng 1,6 triệu người đã, đang và sẽ phải điều trị các chấn thương liên quan đến bóng rổ không?

Xem thêm >> học bóng rổ ở đâu

  1. Các chấn thương do quá tải (Overuse Injuries)

Viêm gân xuơng bánh chè là một loại chấn thương khá phổ biến trong giới bóng rổ. Hệ thống duỗi gối bao gôm gân cơ tứ đầu đùi, xương bánh chè và gân bánh chè. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy rất đau phía trong phần xuơng ở đầu gối khi bị loại chấn thuơng này. Đôi khi mọi người sẽ lầm tưởng là mình bị gãy xương bánh chè – một chấn thương khác nhẹ hơn (nếu bạn gãy xương bánh chè, bạn chỉ cần phẫu thuật lấy bỏ nó và chức năng của vùng gối sẽ giảm đi chút ít, nhưng viêm gân thì không – bạn sẽ đau hơn rất nhiều đấy).

Một loại chấn thương khác cũng khá phổ biến là viêm gân Achilles (phiên âm sang tiếng Việt chính là A-sin, “gót chân Asin” đấy) – còn gọi là viêm gân gót. Viêm gân Achilles xảy ra khi gân nối liền giữa xương gót chân với cơ bắp chân bị sưng tấy lên mà nguyên nhân chính là do cường độ chạy, nhảy của bạn quá cao làm gân gót bị quá tải. Những triệu chứng đầu tiên là gân Achilles bị bong và vùng da đó bị tấy đỏ. Nếu bạn bỏ qua những triệu chứng ban đầu này thì lập tức những triệu chứng khác, nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra.

Xem thêm >> lớp học bóng rổ hà nội

Gân gót là gân lớn nhất trong cơ thể, chịu sức nặng nhiều nhất nhưng lại có máu nuôi kém, do đó dễ bị tổn thương và khiến các triệu chứng xảy ra từ từ và rất khó chữa trị. Thỉnh thoảng, gân Achilles có thể rách bất thình lình. Hãy đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ chỉ cho bạn khu vực nào cần được cố định, để các dây chẳng tự liền lại với nhau (cơ thể con người là một cỗ máy tuyệt vời). Hoặc, nếu muốn mau khỏi, bạn cần được phẫu thuật để chữa lành vết thương.

Một vài cầu thủ sử dụng quá mạnh các dây chằng ở cơ vai khi ném có thể dẫn đến căng cơ hoặc giãn dây chẳng ở vùng vai. Nếu bạn không thường xuyên tập luyện tốt vùng vai (các đồng tác ném và bắt bóng) thì bạn cũng có thể mắc phải chấn thương này. Tuy nhiên, vai không phải gánh trọng lượng vì thế nó ít bị viêm hơn cả. Nhớ động tác vung tay qua đầu ngược xuôi trong các bài tập khởi động chứ – làm kỹ và đúng động tác đó nhé!

Kẹt ngón tay (hay thường gọi là gãy bút chì) là một trong những chấn thương hạng nhẹ của kiểu chấn thương này học bóng rổ ở đâu. Mức độ nghiêm trọng từ việc ngón tay bị kẹt có thể đi từ chấn thương nhỏ như giãn dây chẳng và nặng nhất là gãy ngón tay. Bạn cần phải nẹp ngón tay bị chấn thương lại để hạn chế vận động và vết thương sẽ tự lành.

Cũng phải kể đến loại chấn thương do căng hoặc rách cơ/bắp thịt – thường xảy ra chủ yếu ở các cơ bắp lớn vùng chân. Để tránh không bị căng hoặc rách, bạn cần thả lỏng và duỗi thật nhiều bắp đùi và bắp chân trong mỗi bài tập khởi động.

  1. Các chấn thương thường gặp (Common Injuries)

Bong gân mắt cá chân – chấn thương mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Chấn thương này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức – dĩ nhiên, cũng có thể bị rách. Đa phần, các bác sĩ hoặc chính bạn sẽ tự cố định phần bàn chân – tạo điều kiện cho các dây chằng tự liền với nhau. Các bạn sẽ chẳng chịu ngồi yên một chỗ đâu, và như thế, sau một thời gian ngắn, bạn sẽ cố gắng tập luyện các bài tập với nỗ lực chỉ vận động các phần cơ bắp khác và giữ mắt cá chân ở nguyên một chỗ (tính khả thi là rất thấp). Sau nhiều lần bị bong gân, khi cơ và dây chằng của bạn chẳng còn đủ khỏe để tự “hàn gắn” bạn sẽ phải phẫu thuật để nối dây chằng và giúp ổn định vùng mắt cá chân.

  1. Các chấn thương vùng đầu gối (Knee Injuries)

Các chấn thương vùng đầu gối là một trong những thương tích nghiêm trọng nhất trong bóng rổ. Bong gân cũng nằm trong danh sách của loại chấn thương này. Bong gân đầu gối có thể là một vết rách nhỏ trong đám dây chằng hoặc viêm nang khớp nối. Chấn thương này chưa quá nặng để khiến đầu gối bạn cần phải “về hưu” sau chấn thuơng đâu.

Cũng như các loại rách gân khác, bạn cần phải cố định đầu gối để gân và dây chằng lành lại. Sau khi đã cảm thấy khá hơn, hãy nhờ HLV hoặc các bác sĩ chuyên phục hồi chức năng kéo duỗi cơ và tập cho bạn các bài tập tăng cường.

Nếu vùng sụn đầu gốc của bạn bị rách, hẳn nó đã phải chịu đựng hành động xoay đầu gối của bạn quá nhiều hoặc xoáy nó liên tục. Để chữa lành hoặc loại bỏ vùng sụn bị rách, bạn phải nhờ cậy đến kỹ thuật phẫu thuật khớp thôi.

Tuy nhiên, một vết rách hoàn toàn (chứ không phải nửa vời) ở một hoặc nhiều hơn trong đám dây chằng hồ trợ vùng đầu gối mới thực sự là vấn đề nghiêm trọng.

Dây chằng hình chữ thập ở phía trước đầu gối (ACL) là loại dây chằng thường bị rách nhất. Nếu ACL có vấn đề, đầu gối của bạn sẽ bị đau và bạn gần như chẳng thể bước nổi. Bạn sẽ phải đeo nẹp trên đầu gối khá lâu và tập những bài tập chuyên môn để tăng cường sự vận động cũng như sức mạnh vùng cơ bắp đùi (để cơ bắp đùi không bị teo trong khi chờ ACL lành lại).

  1. Một vài mẹo nhỏ để tránh các loại chân thương
  • Nguyên tắc muôn thủa: luôn khởi động kỹ càng trước mỗi buổi thi đấu hoặc luyện tập.
  • Mặc trang phục phù hợp, không đeo đồ trang sức và đi giày không trơn/trượt.
  • Không nhai kẹo cao su trong lúc tập luyện hoặc thi đấu.
  • Đối với các bài tập có thiết bị hỗ trợ, không nên đặt thiết bị gần tường và đệm.
  • Luôn có sẵn một vài dụng cụ y tế cần thiết và biết cách sử dụng chúng – dĩ nhiên rồi.
  • Nếu bạn cần đeo kính, nên sử dụng kính bảo hộ chuyên dụng.
  • Sân tập/thi đấu nên là sân bằng phẳng và không có rác/chướng ngại vật.
  • Đôi giày phải luôn khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể.
  • Hãy chắc chắn rằng, bạn đang học và làm theo những chỉ dẫn đúng – kể cả kỹ năng cũ và kỹ năng mới.

Bóng rổ trẻ em sưu tầm!